Gia sư dạy kèm tại nhà là một trong những công việc phổ biến hiện nay. Đặc thù công việc ít vất vả, thu nhật cao, chỉ cần đủ kỹ năng giảng dạy và vững kiến thức là bạn có thể tham gia. Nhưng sự thật không phải ai bước vào nghề này cũng thuận lợi, may mắn. Vậy cần làm gì để trở thành một gia sư giỏi? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các kinh nghiệm làm gia sư hiệu quả, hi vọng sẽ giúp những bạn còn bỡ ngỡ tham khảo và hoàn thiện khả năng của bản thân.
Kinh nghiệm làm gia sư tại nhà
Chọn đối tượng giảng dạy phù hợp
Nghề gia sư đòi hỏi sinh viên phải có lượng kiến thức chuyên môn vững, có kỹ năng truyền đạt kiến thức, người dạy phải có lòng yêu nghề, và kỹ năng sư phạm cơ bản.
Bạn nên cân nhắc và nhận dạy kèm các em học sinh phù hợp với kiến thức chuyên môn, tính cách và năng lực của bản thân. Không nên gượng ép bản thân nhận đối tượng không phù hợp, vừa mất thời gian lại không mang hiệu quả trong việc giảng dạy.
Soạn bài và chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi buổi học
Làm việc gì cũng vậy muốn có thành công đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức đầu tư, đối với gia sư mới đi dạy hay gia sư có kinh nghiệm cũng thế đây là một việc rất cần thiết. Thực ra đối với kiến thức phổ thông đối với một sinh viên đại học việc giảng dạy là không khó, tuy nhiên nếu bạn chuẩn bị một chút thì sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn.
Khả năng lắng nghe, thấu hiểu và truyền đạt
Khi là một người thầy giáo, cô giáo, trách nhiệm phải làm chính là kèm cặp học trò, củng cố bài học, truyền đạt những kiến thức mới, giúp cải thiện điểm số, cũng như là phải diễn giải những điều lý thuyết khô khan, trở thành những điều hứng thú mà các em học trò có thể dễ dàng nắm được. Tất cả những điều này, hiển nhiên, sẽ phải cần đến khả năng lắng nghe, thấu hiểu và truyền đạt tốt.
Mặt khác, bạn cũng cần phải trao đổi trực tiếp với phụ huynh, để có thể đưa ra những phương án giảng dạy hợp lý; hoặc giả sử trường hợp những em học sinh chậm tiếp thu hoặc gặp vấn đề khó khăn khi bạn giảng bài, nhờ vào kỹ năng giao tiếp của mình, bạn có thể đánh giá khéo léo, nhắc nhở khéo léo các bậc phụ huynh có thể quan tâm, chia sẻ với các em nhiều hơn.
Biết cách lên kế hoạch và quản lý thời gian
Lên lịch học phù hợp với thời gian của gia sư và học sinh. Phụ huy và gia sư sẽ trao đổi cụ thể về lịch học trên lớp của con, các lịch học khác. Kết hợp với việc sắp xếp thời gian của gia sư, từ đó sắp xếp lịch học cho học sinh phù hợp.
Thời lượng một buổi học thông thường chỉ diễn ra từ 1 tiếng rưới cho đến dài nhất là 3 tiếng. Với lượng bài học tương đối nhiều, gia sư cần phải biết quản lý, phân chia thời gian thực hiện công việc truyền tải kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ sao cho hợp lý nhất. Tập trung theo trình tự: ôn bài cũ – dạy bài mới – làm bài tập; hoặc phân chia bài tập tự luyện, sửa bài bổ sung,…
Kiềm chế cảm xúc
Dù bất kỳ trường hợp nào, khi trong các buổi học các em có lơ đễnh, mất tập trung hoặc cư xử chưa đúng mực, bạn cần biết kiềm chế cảm xúc của mình, không nên quát tháo, mắng nhiếc hoặc bạo lực với các em học trò.
Không chỉ là một người thầy giáo, cô giáo đồng hành trên con đường chia sẻ kiến thức, củng cố những lỗ hỏng kiến thức hay giúp học tập cải thiện điểm số trên lớp, người gia sư còn như là một người bạn cận thân, gặp mặt thường xuyên vào mỗi tối của em học sinh. Khi có được những kỹ năng này, bạn sẽ nhanh chóng trở thành một người gia sư giỏi, được lòng tin từ phía phụ huynh và sự tôn trọng của các em học trò.
Lập ra nguyên tắc làm việc
Cần thống nhất và xác định rõ ràng với học sinh về những gì bạn yêu cầu các em thực hiện. Tuy nhiên, các yêu cầu bạn đưa ra cần phải thể hiện một cách khéo léo để tránh tạo cảm giác ra lệnh hoặc ép buộc. Nếu làm làm tốt điều này, thì công việc giảng dạy say này sẽ nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều.
- Nguyên tắc là cần thiết nhưng phải được cả người học và người dạy thống nhất. Đảm bảo các nguyên tắc đưa ra là công bằng và dễ thực hiện. Điều này sẽ giúp tránh được những sự cố không cần thiết.
- Biết rõ về khả năng cũng như hạn chế của mình, những kỹ năng hoặc kiến thức bạn có thể sử dụng để giảng dạy.
- Phần thưởng lớn nhất của việc làm gia sư là cơ hội bạn được áp dụng những kỹ năng và kiến thức đã học vào thực tế để có thêm thu nhập cho mình.
Tận dụng từng buổi dạy
Bạn cần tìm hiểu nguyên do vì sao các em không thể tiếp thu hoặc học kém. Việc này rất quan trọng để nắm bắt được gốc rễ của vấn đề. Bạn làm được điều này tức là bạn đang thực hiện giống vai trò của một chuyên gia tư vấn. Hãy tận dụng từng buổi dạy để trao đổi về những khó khăn mà các em đang gặp phải. Từ đó động viên và tìm ra phương án phù hợp nhất, giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình học.
Đừng quên thường xuyên kiểm tra xem học sinh đã dành thời gian và công sức chuẩn bị bài chưa. Cân nhắc đến các mục đích thực tế, lập ra các nguyên tắc và sử dụng câu hỏi để giải quyết các tình huống sư phạm. Nếu bạn đã cố gắng hết sức mình mà không giúp người học tiến bộ hơn thì bạn đã làm sai và bế tắc. Vấn đề lúc này nghiêm trọng, nằm ngoài khả năng của bạn nên giải pháp tốt nhất là từ chối và rút lui.
Hãy thẳng thắn và khiêm tốn
Kiến thức là biển rộng, bạn không biết về một vấn đề nào đó là chuyện hết sức bình thường. Đôi khi có những kiến thức không khó hoặc dạng cơ bản mà mình quên bạn cứ nói thẳng. Còn những phần ngoài khả năng của bạn có thể giới thiệu học sinh tìm đến các nguồn khác nhau, kể cả hỏi thầy cô. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này coi như để học thêm, tìm hiểu và sau đó trả lời sau, việc này cũng giúp bạn học hỏi và nâng cao trình độ bản thân. Trên đây là một số kinh nghiệm làm gia sư tại nhà, chúc các bạn may mắn và thành công với công việc gia sư của mình !